Bệnh viên Âu Cơ

Bạn có bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai?

Đăng ngày: 21-05-2019 10:08 am

Nhiễm nấm âm đạo là một trong những loại bệnh phụ khoa phổ biến xảy ra ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

Vậy nhiễm nấm âm đạo là gì và triệu chứng của bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì?

Bệnh nhiễm nấm âm đạo còn gọi là viêm âm đạo lympho đơn hoặc âm đạo bị nhiễm nấm candida. Nguyên nhân thường là do nấm candida albicans thuộc họ candida gây ra.

Việc xuất hiện một số nấm men trong âm đạo cũng như trong đường ruột là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, mức estrogen tăng cao trong thời gian mang thai làm cho âm đạo sản sinh ra nhiều chất glycogen, tạo điều kiện cho nấm men phát triển dễ dàng hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng estrogen cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nấm men, làm cho nó phát triển nhanh hơn và bám dính dễ dàng hơn vào thành âm đạo.

Bạn cũng dễ bị nhiễm nấm âm đạo hơn khi dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài. Ngoài việc giết chết các vi khuẩn, những thuốc này có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn bình thường bảo vệ âm đạo làm lượng nấm men tăng nhanh lên.

Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo là gì?

Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ làm bạn rất khó chịu, mặc dù đôi khi chúng sẽ tự hết. Một số triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm:

  • Ngứa, kích ứng, đau, nóng rát, đỏ hoặc sưng trong âm đạo và âm hộ;
  • Dịch âm đạo tiết ra có mùi, thường có màu trắng đục, dính;
  • Khó chịu hoặc đau khi quan hệ tình dục;
  • Nóng rát khi đi tiểu.

Thai phụ nên làm gì nếu có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm nấm âm đạo thì hãy đi khám. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo đi xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và xác định những khả năng gây ra các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo.

Nếu có bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc hoặc chỉ định loại thuốc kháng sinh và thuốc đặt âm hộ sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai. Bạn sẽ cần bôi kem hoặc đặt thuốc vào âm đạo liên tục trong 1 tuần, tốt nhất là trước khi đi ngủ. Bạn cũng cần bôi thuốc kháng nấm xung quanh âm đạo.

Việc điều trị có thể kéo dài trong vài ngày và trong thời gian chờ đợi, bạn có thể làm dịu cơn ngứa bằng túi nước đá hoặc ngâm mình 10 phút trong bồn tắm mát.

Hãy nói cho bác sĩ biết nếu thuốc gây kích ứng hoặc không hiệu quả. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một loại thuốc khác. Khi điều trị theo đúng quy trình, bạn sẽ mau hết nhiễm nấm âm đạo.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh nấm âm đạo khi mang thai, giúp các mẹ bầu có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!